Thiếu cơ chế trọng dụng nhân tài phải làm sao?

Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, cho rằng nguồn nhân lực, trình độ đội ngũ cán bộ hiện nay là vấn đề bức xúc của Thành ủy. Đáng quan tâm hơn là tình trạng “chảy máu chất xám”,

“Nếu chúng ta đi vào từng doanh nghiệp, từng cơ quan nghiên cứu sẽ thấy tình trạng thiếu hụt nhân lực đang rất trầm trọng”. Bà Trần Thị Ngọc Lan, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, đưa ra ý kiến tại tọa đàm “Đưa cơ chế trọng dụng người tài đi vào cuộc sống” do Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân tài, nhân lực Việt Nam- TPHCM tổ chức cuối tuần qua.

Đã “chảy máu” còn lãng phí

Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, cho rằng nguồn nhân lực, trình độ đội ngũ cán bộ hiện nay là vấn đề bức xúc của Thành ủy. Đáng quan tâm hơn là tình trạng “chảy máu chất xám”, khi nhiều trí thức, cán bộ được cử đi đào tạo, sau đó chuyển sang làm cho các công ty liên doanh nước ngoài.

Ông Phạm Văn Hùng, nguyên thường vụ Thành ủy, trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, cho rằng phát hiện, trọng dụng nhân tài là vấn đề quan trọng đối với đất nước cả trước đây và trong giai đoạn hiện nay. Rất tiếc, cho đến nay các cơ quan Đảng, tổ chức đoàn thể Nhà nước chưa có cơ chế nào để cụ thể hóa, đưa chủ trương, chiến lược trọng dụng nhân tài vào cuộc sống. Ông Hùng nhấn mạnh, ngay cả TPHCM có những cán bộ đã qua học tập, đào tạo trong và ngoài nước, những cán bộ ngoài Đảng, những người có năng lực, có tài, còn trẻ nhưng chưa được sử dụng hoặc sử dụng trái ngành nghề. Thêm vào đó, đông đảo cán bộ đã nghỉ hưu, một số cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi chuyên môn nghiệp vụ, còn sức khỏe có thể tiếp tục cống hiến bằng nhiều hình thức nhưng không được sử dụng. Đây là một sự lãng phí chất xám lớn mà chúng ta cần xem lại.

Tạo môi trường thu hút người tài

Bà Trần Thị Ngọc Lan cho rằng: Để thu hút người tài cần có nghệ thuật từ cách cư xử đến phương pháp mời gọi. “Không tự dưng người tài tìm đến các công ty, đơn vị mà quan trọng phải có đơn vị phát hiện, tiến cử”. Ông Bùi Ngọc Oánh, Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển nhân lực và tài năng, nói thêm: “Người tài luôn thể hiện khả năng làm việc thông qua hiệu quả công việc, trình độ sáng tạo, phẩm chất đạo đức và trí tuệ. Nhưng muốn phát hiện được họ cần có sự tham gia của nhiều thành phần, cần có chế độ đào tạo, bồi dưỡng phù hợp”.

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng với người tài, họ luôn có tự trọng và nếu không biết cách “thu phục nhân tâm” họ sẽ không chịu đầu quân, gắn bó với các cơ quan, đơn vị. Bà Phạm Thị Việt Thu, Giám đốc Trung tâm Phát triển nhân lực – nhân tài, đúc kết: “Do chúng ta chưa có nên rất khó thu hút người giỏi. Quan trọng hơn, chúng ta cần phát hiện những người tài còn “tiềm ẩn”. Bởi người tài luôn cần có môi trường, chính sách và cơ chế để họ phát triển”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *