Thiết lập thời gian biểu và tiến độ thực hiện công việc trước nghỉ việc

Ngoài ra, khi bắt đầu , có một thứ mà bạn cũng nên xác nhận lại, đó là các quy định và điều lệ thuộc chỗ làm hiện tại của bạn. Thường trong hợp đồng lao động của các công ty

Mỗi người đều có những cách riêng để tiến hành quá trình chuyển việc. Và bản thân bạn cũng sẽ phải tự suy nghĩ, cân nhắc và hành động theo cách riêng của mình. Câu hỏi đặt ra là bạn phải nên bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Hãy cùng tham khảo điểm mấu chốt và các bước để thực hiện quá trình này.

Thông thường, quá trình chuyển việc thường diễn ra theo các bước như sau:

1. Đánh giá, phân tích bản thân
2. Thu thập thông tin, chuẩn bị hồ sơ
3. Ứng tuyển, phỏng vấn, được tuyển dụng
4. Nghỉ việc ở chỗ làm hiện nay và vào làm ở chỗ mới

Nói là như vậy nhưng không nhất thiết bạn phải thực hiện tuần tự như các bước ở trên, bạn cũng có thể ứng tuyển vào nơi mà bạn thích trước, sau đó vừa chuẩn bị phỏng vấn, vừa phân tích và đánh giá bản thân mình.

Tuy nhiên, dù theo cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần rằng thời gian cần thiết để thực hiện quá trình này, tức là tính từ lúc bắt đầu tìm kiếm thông tin tuyển dụng cho đến khi vào làm ở chỗ mới, tính cả khoảng thời gian bàn giao công việc ở nơi làm cũ cũng phải mất khoảng từ 3 tháng đến nửa năm.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện quá trình chuyển việc chính là thời điểm bạn có thể tham gia phỏng vấn. Bạn nên đề nghị được đến phỏng vấn sau giờ làm việc hoặc vào thứ 7. Nếu không được sự đồng ý của nhà tuyển dụng và buộc bạn phải đến phỏng vấn vào giờ hành chính thì tuyệt đối không nên tranh thủ giờ làm mà hãy xin phép chỗ làm hiện tại được đến muộn hoặc về sớm hay xin nghỉ phép. Cũng có những trường hợp thời gian bị kéo dài xuất phát từ phía doanh nghiệp hay công ty nơi bạn ứng tuyển: Có thể do nhân viên phụ trách phỏng vấn quá bận khiến việc xếp lịch mất nhiều thời gian hơn dự tính; Cũng có những trường hợp đã phỏng vấn xong nhưng do họ phải so sánh, cân nhắc bạn với các ứng cử viên khác, họ vẫn còn phân vân và chưa thể đưa ra kết luận sớm được,… Vì vậy khi thiết lập thời gian biểu, bạn cũng nên cân nhắc những điều này và chuẩn bị tinh thần rằng có thể quá trình chuyển việc sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng.

Ngoài ra, khi bắt đầu quá trình chuyển việc, có một thứ mà bạn cũng nên xác nhận lại, đó là các quy định và điều lệ thuộc chỗ làm hiện tại của bạn. Thường trong hợp đồng lao động của các công ty sẽ có những điều khoản quy định về việc nghỉ việc. Để có thể tiến hành quá trình chuyển việc một cách có kế hoạch, bạn hãy xác nhận lại xem sau khi nộp đơn thôi việc thì mất bao lâu bạn mới chính thức được nghỉ việc ở công ty đó. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin từ Luật lao động, chẳng hạn như Pháp luật cho phép nghỉ việc sau khi nộp đơn thôi việc 30 ngày đối với những hợp đồng lao động có quy định thời gian tuyển dụng và 45 ngày đối với những hợp đồng lao động không quy định thời gian tuyển dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt mục tiêu rằng, làm thế nào để bạn có thể nghỉ việc một cách vẹn toàn và thiện chí nhất. Bởi vì cũng có trường hợp người ta đánh giá năng lực của bạn thông qua việc bạn có thể làm được điều này hay không.

Đối với những người vẫn còn đang làm việc, có khi việc thương lượng để xin nghỉ việc lại mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, để có thể chuyển việc một cách thuận lợi và trôi chảy, có lẽ bạn nên thiết lập thời gian biểu bằng cách tính ngược thời gian từ thời điểm có thể dễ dàng xin nghỉ việc trở về trước. Chẳng hạn như, đối với các công ty thường xuyên bận theo chu kỳ thì bạn nên xin nghỉ tránh các thời kỳ cao điểm đó, đối với những người làm việc cho dự án với thời gian dài thì có thể kết hợp xin nghỉ việc vào những thời điểm khi hoàn thành một hạng mục hay một nội dung nào đó của dự án. Nói chung, bạn nên điều chỉnh sao cho thời điểm nghỉ việc của bạn ít gây ảnh hưởng và làm xáo trộn đến công ty nhất.

Đối với ngày nghỉ việc cụ thể, có lẽ bạn nên bàn và thỏa thuận với cấp trên về thời điểm nghỉ mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được, về cơ bản sẽ theo quy định của công ty hoặc sau khi cân nhắc về việc tiếp quản công việc của bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *